Phong tục, tín ngưỡng Người_Dao

Ngừơi dân tộc Dao rất coi trọng chữ hiếu họ có phong tục thờ cúng tổ tiên vì họ cho rằng tổ tiên, ông bà luôn dõi theo chân họ phù hộ cho họ vào các ngày rằm họ thường đem lễ vật thờ cũng tổ tiên gồm một con gà ba miếng thị được luộc chín và một li rượu và một li nước và một bó nhang.Việc thờ cúng do thầy nên người thầy cúng rất được coi trọng đối với dân tộc đạo thì họ luôn giúp đỡ nhau họ Sùng bãi tổ tiên nhưng ngày nay theo sự hướng phát triển thì có một số đi theo các đạo khác như thiên Chúa giáo... Đặc bịêt đối với người con trai thì khi trưởng thành là gia đình sẽ tổ chức cho lễ đặt tên đánh dấu sự trưởng thành của người con và cái tên đó sẽ đi theo suốt cuộc đời của họ và cả thế giới bên kia và trong lễ đặt tên đó tổ chức các nghi lễ rất độc đáo trở thành nét văn hoá riêng biệt của người Dao mới có.

: Lan, Mãn, Uyển, Đặng, Trần, Lương, Lý, Tống, Phượng, Đối, Lưu, Triệu. Con cháu Bàn vương sinh sôi ra ngày một nhiều. Tới thời Hồng Vũ (1368-1398), bị hạn ba năm liền không có gì ăn, nhà vua cung cấp cho mỗi người một cái búa, một con dao để đốn rừng làm rẫy. Con cháu Bàn Hồ phát hết rừng núi của Bình Vương, khiến cho nhà vua phải cấp cho Quá Sơn bảng văn để phân tán đi các nơi tìm đất sinh sống.

Đón Tết

Về phong tục ngày tết, với người Dao ở các tỉnh Tây Bắc như Hà Giang, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái... việc thờ cúng tổ tiên những ngày đầu năm mới là điều bắt buộc. Ngoài ra, tùy theo dòng họ mà người Dao ở một số nơi cũng có những quy ước riêng. Từ ngày 27, 28 tháng chạp nhà nhà đã chuẩn bị làm bánh dày, món bánh không thể thiếu trong mâm lễ.

Đêm giao thừa của người Dao, đàn ông, con trai không ở nhà mà phải tập trung ra đồi cao cúng lễ mừng năm mới. Mâm lễ dâng cúng bao gồm một con lợn, hai con gà, một con vịt, một quả trứng, một đĩa cơm nếp và một vò rượu. Một thầy cúng sẽ chủ trì, đọc bài khấn xua đuổi tà ma, cầu cho năm mới mùa màng tươi tốt, người người bình an.

Đặc biệt, một nghi lễ không thể thiếu trong ngày tết của người Dao là nhảy lửa. Tùy từng nhà, có thể tổ chức nhảy lửa trong tối mùng 2 hoặc mùng 3 tết. Một đống lửa to được đốt giữa nhà, nam nữ ngồi riêng cách xa hai phía. Nam phải đủ 18 tuổi mới được tham gia nhảy lửa và ngồi thành hàng để thầy cúng bày lễ làm phép. Khi bếp lửa đượm thành đống than hồng là lúc từng người với đôi chân trần lần lượt nhảy vào. Trước khi nhảy phải tắm rửa sạch sẽ và mặc quần áo mới, không được mặc đồ màu trắng.

Ngoài người Dao, lễ nhảy lửa chỉ tìm thấy ở một dân tộc ít người khác là người Pà Thẻn ở Lâm Bình (Tuyên Quang) cũng với nghi thức tương tự.[14]

Nhà cửa

Ở Việt Nam, người Dao cư trú chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc, và gần đây mới có một số nhỏ chuyển vào Tây Nguyên...Tuy nhiên, dù cư trú phân tán và có nhiều nhóm Dao khác nhau như Dao Đỏ, Dao Tiền, Dao quần trắng,...chúng ta vẫn có thể nhận ra nét đặc trưng về nhà ở của tộc người này. Về cơ bản, người Dao có ba loại hình nhà ở chính: nhà đất, nhà sàn (người Dao quần trắng ở Yên Bái) và nhà nửa sàn nửa đất (người Dao đỏ ở (Tả Phìn) Sa Pa - Lào Cai). Song, cùng với sự phát triển chung của xã hội, những nét đặc trưng này đang phai nhạt dần, nhất là từ sau năm 1945 và đặc biệt là những năm gần đây.Để tìm hiểu quá trình phát triển nhà ở của dân tộc Dao cũng như nhiều dân tộc khác ở Việt Nam, người ta đặc biệt quan tâm đến kết cấu của bộ khung nhà mà đơn vị kết cấu của bộ khung nhà là các kiểu vì (vì cột, vì trung gian giữa vì kèo - vì cột và vì kèo). Nhà ở của người Dao là các kiểu vì kèo và một yếu tố khác vô cùng quan trọng là tổ chức mặt bằng sinh hoạt. Bởi vì sự khác biệt giữa nhà ở của dân tộc nước ta chủ yếu ở hai yếu tố đó, còn yếu tố khác chỉ là thứ yếu.

Trang phục

Trong trang phục truyền thống, người Dao nam mặc quần và áo đơn giản, nữ trang phục phong phú hơn với những trang trí hoa văn truyền thống, đầu đội khăn đỏ.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Người_Dao http://www.ethnologue.com/show_language.asp?code=b... http://www.ethnologue.com/show_language.asp?code=b... http://www.ethnologue.com/show_language.asp?code=b... http://www.ethnologue.com/show_language.asp?code=b... http://www.ethnologue.com/show_language.asp?code=b... http://www.ethnologue.com/show_language.asp?code=b... http://www.ethnologue.com/show_language.asp?code=i... http://www.ethnologue.com/show_language.asp?code=l... http://www.ethnologue.com/show_language.asp?code=m... http://www.ethnologue.com/show_language.asp?code=p...